Quy trình gia công khuôn phù điêu

24/03/2016 Orion Data Convert 0 Nhận xét
Quy trình gia công khuôn phù điêu

  Một sản phẩm phù điêu đẹp là sự kết tinh của nhiều yếu tố từ sáng tao ý tưởng,bản phác thảo , chọn nguyên liệu , màu sắc phù hợp đến tạo khuôn hoàn thiện sản phẩm. Sau đây là quy trình gia công khuôn phù điêu.

Khuôn cứng: ( Có 2 vật liệu chính để làm khuân cứng)

a) Khuôn Thạch Cao:

mẫu khuân sản phẩm

 

           ·   Thành phần bao gồm:

+  Thạch cao

+ Xơ đay

+ Sợi thủy tinh rối

+ Gỗ ni tô làm giằng

+ Nước

+ Chất chống dính

 

  ·    Mô tả quá trình làm khuôn:

  Khi đã có mẫu ( cốt sản phẩm chuẩn) quét hoặc sơn lớp chống dính lên bề mặt sản phẩm, sau đó dùng  thạch cao  và xơ đay  hoặc sợi thủy tinh phủ lên bề mặt nhiều lớp để tạo độ chắc cho khuôn. Tùy từng  mức độ khó của từng sản phẩm ( chi tiết sâu hay nông, tượng hoặc phù điêu to hay nhỏ  để chia khuôn thành 2 hay nhiều mảnh).

 Nếu  cốt là vật liệu chắc như đồng, composite…thì ta chỉ việc bóc khuôn ra là hoàn tất quy trình. Nhưng nếu cốt là đất thì nhiều khi phải nạo đất ra khỏi khuôn, rất cầu kỳ. 

 

·        Ưu điểm:

 Vật liệu rẻ, làm nhanh nên rất phù hợp với công việc tạo mẫu hoặc sản phẩm đơn chiếc

 ·       Nhược điểm:

-  Khuôn thạch cao dễ nứt, dễ vỡ nên chỉ đổ được 1 đến 2 sản phẩm là phải bỏ khuôn, không thể sản xuất hàng loạt.

-  Khuôn cứng nên không làm được các chi tiết cầu kỳ, có độ ngóc ngách nhiều.

b)Khuôn Composite:

 khuân phù điêu 

        ·     Thành phần bao gồm:



                 + Composite

                 + Butalox

                 + Sáp chống dính

                 + Sắt làm giằng

                 + Bột đá

  • Mô tả quy trình làm khuôn.

      Gần giống với quy trình làm khuôn thạch cao.Nhưng làm khó và lâu hơn.

  • Ưu điểm:

           - Bền hơn khuôn thạch cao, có thể đổ được 1 đến 20 sản phẩm.

        - Thường hay áp dụng  cho sản phẩm to, phù điêu.

        - Đôi khi có những sản phẩm bắt buộc  phải làm bằng khuôn cứng thì mới không bị cong, vênh.

 2.  Khuôn mềm:( Chất liệu Silicol)





nặn khuân phù điêu



· Thành phần bao gồm: 

+ Silicol chịu nhiệt

+ Chất đông cứng

+ Vải màn

+ Composite

+ Chất chống dính

+ Butalox

+ Bột đá

+ Ốc vít 

  • Mô tả quá trình làm khuôn:  Khi đã có cốt, mẫu sản phẩm được sơn hoặc quét lớp chống dính lên sản phẩm sau đó  dùng máy phun silicol vào sản phẩm làm nhiều lần, nhiều lớp chồng lên nhau, sau đó phủ lớp vải màn và phun lại silicol thêm 5 lần nữa.

Sau khi đã được lớp khuôn bằng siliscol kết tủa ta tiếp tục  dùng composite làm áo khuôn (giống quá trình làm khuôn cứng). Sau đó ta được một bộ khuôn hoàn chỉnh  khi thực hiện công đoạn cuối cùng đó là bắt vít  vào khuôn sao cho các mép khuôn  thật khít.

  • Ưu điểm:

        - Vì khuôn mềm, dẻo nên có thể làm được các sản phẩm có chi tiết cầu kỳ, hoa văn, họa tiết phức tạp.

        - Đổ được nhiều sản phẩm (vì là silicol chịu nhiệt)

  • Nhược điểm:

        - Đổ được khoảng 10 sản phẩm đầu đẹp, sau dó khuôn bị biến dạng vì composite kết tủa ở nhiệt độ cao. Nếu tiếp tục tận dụng khuôn để làm tiếp thì sẽ ra sản phẩm hàng loại 2.

        - Sản phẩm lớn cũng không phù hợp với khuôn mềm.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 0913574894