Phù điêu cô chàm múa

Liên hệ

Người Chăm có tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, những ngọn núi dòng sông, cửa biển, cây cổ thụ…đều được họ xem là có linh hồn, có khả năng phù hộ độ trì hoặc có thể đe doạ cuộc sống của con người.

Mã: PD0031101

Phù điêu chàm 1 cô múa

Kích thước: H0.18m*W0.11m

Giá: 

Chất liệu: composite

 

Quá trình hình thành những điệu múa dân gian Chăm 

Với trình độ tư duy đơn giản, trình độ khoa học chưa phát triển, người Chăm chưa lý giải được các hiện tượng tự nhiên như mây mưa, sấm chớp mà tất cả đều cho là quyền năng của thượng đế sinh ra. Vì vậy, để được may mắn, bình an, được mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà, tôm cá đầy khoang, con đàn cháu đống…thì họ tôn thờ các vị thần linh như thần núi (Patau Cơk), thần sông (Patau Ia), thần biển (Pô Riyak), thần mây, thần mưa, sấm chớp…họ phải làm lễ thờ cúng thần linh. Và múa chính là tiếng nói của họ đến với thần linh, tất cả những mong muốn của họ được gửi đến thần linh qua những điệu múa. 

Trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, người Chăm đã tạo ra những điệu múa mô phỏng những hình ảnh rất gần gũi với đời sống sinh hoạt hàng ngày của mình như đi biển, đi lấy nước, chống thú dữ…từ những điệu múa mô phỏng đời sống sinh hoạt đó, họ đã dùng để phục vụ cho những nghi lễ - lễ hội và phục vụ cho chính cuộc sống bản thân mình. 

Chính từ tín ngưỡng dân gian và cuộc sống hàng ngày của mình mà người Chăm đã sáng tạo ra các điệu múa tương ứng với những vị thần. Theo tống kê thì người Chăm có tất cả 80 điệu múa và tương ứng với từng điệu múa là 80 vị thần của họ.  Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Chăm là một dân tộc có nhiều lễ hội. Đối với người Chăm, múa rất quan trọng. Hầu như lễ múa nào cũng gắn liền với lễ hội. Múa vừa tạo không khí linh thiêng, vui tươi, sinh động cho lễ hội. Từ lễ hội họ đã sáng tạo ra những điệu múa dân gian để phục vụ lại cho chính mình.

Vì thế múa dân gian phản ánh quá trình sinh hoạt, lao động của người Chăm, nó không tách rời với lễ nghi tín ngưỡng mà cùng với đời sống sinh hoạt của con người nó tạo nên nét đặc sắc trong múa Chăm  Ngay từ xa xưa khi nghệ thuật múa dân gian bắt đầu manh nha và hình thành thì nó chỉ mang những động tác đơn giản, đó chỉ là những động tác sinh hoạt hàng ngày. Có thể nói sự hình thành và phát triển của múa dân gian có sự ảnh hưởng rất lớn từ cơ sở kính tế của người Chăm. Đây là một quá trình hình thành và phát triển lâu dài song song với nó là ảnh hưởng từ cơ sở kinh tế Chăm (nếu nhìn vào thời kỳ phát triển kính tế của loài người thi chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy nó hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài). 

Ngay từ thời xa xưa khi sản xuất của người Chăm còn mang tính thô sơ thì múa dân gian Chăm cũng chỉ là động tác đơn giản, mỗi khi đến ngày mùa hoặc mỗi khi đi biển về họ lại mô tả lại những động tác đi gặt lúa, đội lúa, đi biển kèm theo những tiếng vỗ tay hoan hô, à hay. Những động tác này lúc đầu không mang chút gì của nghệ thuật, bởi vì ở thời kỳ này con người chưa có khả năng thẩm mỹ để diễn đạt và hiểu chúng. 

Sau này khi mà sản xuất càng ngày càng phát triển hơn thì múa Chăm càng ngày được nâng cao hơn, các động tác điêu luyện hơn. Tuy cuộc sống con người phát triển hơn nhưng nhiều vấn đề họ chưa lý giải được, họ thần thánh hoá những sự vật hiện tượng đó. Trải qua năm tháng, tín ngưỡng đó càng lớn lên, càng mầu nhiệm, và lúa này nhiều vị thần lại xuất hiện trong tâm linh họ như thần song biến (Pô Riyak), thần nước (Pô Yang Ia), thổ thần (Pô Bhum), ….để dâng lễ vật lên cho các vị thần có thấy cúng đảm nhiệm. Và thầy cúng thông qua múa để đưa mọi tâm tư, mọi ước vọng của con người đến với thần linh.

Ở giai đoạn này múa đựơc nhiều người gọi là múa tín ngưỡng dân gian.  Đến giai đoạn sau này, khi mà kinh tế xã hội con ngừơi đã tiến lên một bước cao hơn thì múa dân gian Chăm cũng phát triển lên cao hơn. Múa dân gian lúc này bắt đầu đi đến hoàn thiện và trở thành một “nghệ thuật”. Những động tác, điệu bộ…được phát triển đến mức phù hợp và gần gũi với những đặc trưng của nghệ thuật múa từ tính cách điệu, tính tương và tính khái quát.

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Hotline: 0913574894